Cúng sửa nhà

0
769

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì? Sửa nhà có cần cúng hay không? Thủ tục và văn cúng sửa nhà đầy đủ nhất hiện nay là gì?

Để hiểu chi tiết cách cúng giúp gia chủ hưng thịnh mang lại nhiều tài lộc. Mời bạn cùng Cosevco tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Sửa nhà có cần phải cúng không?

Tại sao cần sửa nhà theo phong thủy? Điều này có ảnh hưởng gì đến vận số cũng như con đường tài lộc của gia chủ?

Nhìn từ góc độ tâm linh, việc sửa chữa nhà ở sẽ ảnh hưởng tới phần âm của gia đình theo quan niệm sửa nhà và cũng ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống của gia chủ.

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?

Sửa nhà là một việc khá quan trọng đối với mỗi gia đình.

Với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, khi sửa chữa nhà, gia chủ cần phải làm lễ cúng sửa nhà khởi công sửa nhà cho thần linh thổ địa và tổ tiên trước là cáo lễ sau là để cầu mong sự bảo bọc, che chở trong quá trình làm để mọi việc hanh thông may mắn.

Mâm lễ cúng sửa nhà gồm những gì?

Mâm lễ cúng sửa nhà có thể có những lễ vật khác nhau tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương khác nhau.

Tuy nhiên, những lễ vật cúng sửa nhà thường được trưng bày nhiều nhất là:

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?

Mâm ngũ quả: tùy thuộc thời gian cũng như địa phương khác nhau mà các loại trái cây trên mâm ngũ quả không cố định, có thể thay đổi tùy theo gia chủ.

1 tô nước, 1 cút rượu trắng và 1 chén gạo nhỏ.

1 lạng chè (trà).

Đồ nếp: 1 đĩa xôi (xôi đậu, xôi gấc, xôi lạc,…) hoặc bánh chưng, bánh tét.

1 đĩa muối

5 cái oản đỏ

1 bộ tam sinh: trứng luộc, gà luộc và thịt heo luộc.

1 bao thuốc.

1 đinh vàng hoa

5 lễ vàng tiền

1 đĩa 5 lá trầu cùng 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu cau têm sẵn

Lọ hoa.

Bài văn khấn sửa nhà như thế nào?

Mỗi một cúng sửa nhà sẽ có một bài khấn riêng để đảm bảo lời khẩn cầu của bản thân gia chủ đến được với thần linh.

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?
Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm cúng sửa chữa nhà, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, đứng trước bàn thờ thổ công, thắp nhang và lần lượt đọc bài khấn như sau:

“- Nam mô a di Đà Phật

– Nam mô a di Đà Phật

– Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương/

– Con kính lạy Hoàn thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:……

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án. có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ…… là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngày Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảtnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này.

Cúi xin các ngày nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành , công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Nam mô a di Đà Phật

– Nam mô a di Đà Phật

– Nam mô a di Đà Phật”

*Lưu ý: trước khi đọc bài văn khấn sửa nhà, gia chủ cần phải vái bốn phương tám hướng trước xong rồi mới quay vào mâm lễ vật đọc cúng sửa nhà.

Những lưu ý khi làm đồ lễ khấn và làm lễ

Lưu ý khi mua đồ khấn:

  • Cố gắng chọn mua những đồ ngon nhất, tươi nhất, sạch nhất để làm lễ.
  • Mua trái cây cúng sửa nhà và sắm lễ cúng sửa chữa nhà khác đều không nên mặc cả.
  • Tốt nhất là chọn những món đồ ở quê hương nơi làm lễ, nên dùng những sản vật ở quê hương mình theo lệ hiện có.

Lưu ý khi chọn ngày khấn:

Cần xem kỹ ngày đẹp, giờ đẹp và phù hợp với gia chủ nhất để chọn làm ngày khấn.

Lưu ý về gia chủ – Người mượn tuổi khi cúng cần:

Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, nghiêm túc, thành tâm khi khấn cúng sửa nhà.

Lưu ý sau khi hoàn thành thủ tục cúng lễ sửa nhà:

Gia chủ đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo trước khi động thổ.

Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất lại thật kỳ.

Sau khi nhập trạch thì để nơi Bếp, nơi thờ Táo Quân.

Sửa nhà có mượn tuổi được không?

Về cơ bản cúng sửa nhà cũng như xây nhà có đụng chạm tới thần linh thổ địa vì vậy nếu là sửa chữa nhỏ thì không cần xem tuổi hợp và cúng thần linh.

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?
Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?

Nhưng nếu sửa chữa lớn như sửa bếp, sơn màu tường nhà, làm lại móng, cơi nới, xây thêm… thì sẽ cần phải đảm bảo các thủ tục như xây mới: xem tuổi sửa nhà, lễ cúng sửa nhà.

Do đó, khi sửa nhà ở, chung cư hay xem tuổi mua nhà thì tuổi của gia chủ phải không phạm họa kim lâu, tam tai, hoàng ốc…

Trường hợp nếu phạm 3 họa trên thì có thể mượn tuổi của một người khách có quan hệ anh em họ hàng để làm người đúng tên cúng sửa chữa nhà.

Bạn đang có ý định sửa chữa nhà trong năm nhưng không được tuổi lúc này bạn sẽ làm gì hoãn ý định lại hay vẫn muốn tiếp tục sửa nhà.

Hiện nay có nhiều kiến khác nhau về việc có nên mượn tuổi sửa nhà, có cần mượn tuổi sửa nhà.

Thực tế, nhiều trường hợp muốn sửa nhà nhưng không được tuổi vẫn mượn tuổi của người khác để thực hiện kế hoạch của mình thay vì chờ đợi, do nhiều trường hợp nhà sẽ cần sửa ngay như thấm dột, bong tróc, xuống cấp và nếu không sửa sẽ làm ảnh hưởng tới sự an toàn của người sử dụng.

Cách mượn tuổi sửa nhà

Do đó giải pháp của bạn lúc này hợp lý nhất đó là lựa chọn việc sửa chữa nhà cửa đó là mượn tuổi.

Cách mượn tuổi sửa nhà cũng tương tự như cách mượn tuổi xây nhà với yêu cầu:

Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?
Cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì?
  • Ngày giờ cúng khởi công sửa nhà sẽ căn cứ theo tuổi của người được mượn tuổi.
  • Người được mượn tuổi sẽ là người có tuổi thích hợp để sửa chữa nhà trong năm đó và người được mượn tuổi không được cùng lúc cho 2 người trở lên mượn tuổi.
  • Người được mượn tuổi sẽ là người đứng gia trong việc làm các việc liên quan tới cúng lễ sửa nhà thay cho gia chủ.
  • Trong văn khấn sửa chữa nhà cửa hay lễ ta sau khi sửa nhà thì cũng do người được mượn tuổi làm chủ, cúng, xưng danh gia chủ. Khi nào đến năm hợp với tuổi chủ nhà thật sẽ làm lễ chuyển nhượng và vai trò của người được mượn tuổi sẽ chấm dứt từ đây.

Như vậy, trong việc sửa chữa nhà ở, chung cư, bếp núc… gia chủ sẽ cần chuẩn bị xem ngày, xem tuổi và nếu cần thiết sẽ mượn tuổi sửa nhà để đảm bảo mọi chuyện thuận lợi, tâm lý thoải mái.

Bên cạnh đó sẽ cần chuẩn bị lễ cúng sửa nhà với mâm lễ đầy đủ lễ vật và bài văn khấn sửa nhà mới mua đúng thủ tục.

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments