Khi mua thép thì khách hàng không chỉ phải chú ý đến chất lượng, xuất xứ, quy cách của sắt thép mà còn phải xem xét kỹ càng cả về khối lượng của thép.
Điều này sẽ giúp ta tránh được trường hợp bị các công ty sắt thép lừa bán thép thiếu. Đồng thời tính được số lượng thép cần dùng cho các dự án công trình.
Vậy bạn đã biết công thức tính khối lượng thép như thế nào chưa?
Cùng cosevco.vn tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây nhé.
Khối lượng riêng là gì?
Khối lượng riêng (mật độ khối lượng) chính là một thuật ngữ chỉ đại lượng thể hiện đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó.
Khối lượng riêng của một chất sẽ được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó.
Hay nói dễ hiểu hơn khối lượng riêng chính là khối lượng của một mét khối chất đó.
Kí hiệu chung của khối lượng riêng là D, đơn vị là kg/m3.
Công thức tính khối lượng riêng sẽ giúp chúng ta biết được mức độ nặng nhẹ của một chất nào đó.
Từ đó so sánh chúng với nhau nhằm phục vụ các mục đích nhất định.
Khi biết được khối lượng riêng của một chất thì ta sẽ dễ dàng tính ra được khối lượng của vật được làm bằng chất đó.
Khối lượng riêng được tính theo công thức: D = m / V


Khối lượng riêng của thép là gì?
Khối lượng riêng của thép được định nghĩa là khối lượng trên một đơn vị thể tích của thép đó.
Khối lượng riêng của thép tiêu chuẩn là 7.850 kG/m3 hay 7,85 tấn/m3. Điều này có nghĩa là 1m3 thép có khối lượng là 7,85 tấn.
Tùy vào hình dáng, kích thước của thé.
Cụ thể như: thép tròn, thép hình, thép tấm, thép ống mà ta có thể tính được khối lượng của loại thép đó.
So sánh khối lượng riêng của thép với khối lượng riêng của sắt
Như đã nói ở trên:
- Khối lượng riêng của thép = 7.850 kG/m3
- Khối lượng riêng của sắt = 7.800 kG/m3.
Do thép có thành phần chủ yếu là sắt và 1 hàm lượng Cacbon cùng một số nguyên tố khác.
Trọng lượng riêng của thép là gì?
Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích của chất đó hay nói dễ hiểu hơn là lực hút của Trái đất tác động lên vật chất đó.
- Kí hiệu chung của khối lượng riêng là d, đơn vị là N/m3.
Khi có thông tin về trọng lượng riêng thì ta không chỉ biết được trọng lượng của một chất mà còn tính toán ra được khối lượng riêng của chất đó.
- Trọng lượng riêng được tính theo công thức: d = P / V
- Mối liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 9.81 x D
- Khối lượng ( đơn vị là kG ) và Trọng lượng ( đơn vị là kN) là 2 đại lượng vật lý khác nhau.


Lợi ích khi biết được trọng lượng thép?
Khi biết được trọng lượng thép sẽ giúp ích khá nhiều trong việc lên thiết kế, bản vẽ, tính toán các con số. Cũng như giúp cho sự phân chia cho công trình được hợp lý và khoa học.
Không những thế, người mua hàng cũng thường áp dụng bảng tỷ trọng thép để tra cứu.
Hay đôi khi dùng cách tính trọng lượng thép này để kiểm tra khối lượng hàng hóa thực tế được giao có đúng với số liệu đặt hàng trên hợp đồng hay không.
Có thể bạn quan tâm:
Công thức tính khối lượng của thép
Khối lượng riêng của thép là 7.850 kG/m3. Từ đó ta có thể tính được khối lượng của bất kỳ loại thép nào nếu có hình dáng và chiều dài.
Công thức chung tính khối lượng thép là:
Công thức: m = D x L x S
Trong đó:
- m: trọng lượng thép (kg)
- D: khối lượng riêng của thép
- L: chiều dài thép (mm)
- S: diện tích mặt cắt ngàng của thép(mm2)
Sử dụng công thức trên, ta dễ dàng tính toán được trọng lượng các loại thép như thép hình, thép tròn, thép hộp.
Cách tính trọng lượng của từng loại thép cụ thể
Thép có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại có kích thước khác nhau rất khó áng chừng bằng mắt thường. Do vậy với từng loại thép chúng ta có một công thức tính phù hợp.
Bạn cần tính toán khối lượng loại thép nào hãy xem dưới đây nhé.
Công thức tính tính khối lượng thép tròn đặc:
Giải thích ký tự viết tắt: OD ( Out Diameter) : Đường kính ngoài ( đơn vị: mm) – R (radius) : bán kính (= OD/2) (đơn vị: mm)
Cách 1: Công thức tính khối lượng thép tròn đặc số 1
KHỐI LƯỢNG = 0.0007854 x OD x OD x 7.85
Ví dụ: Sắt phi 6 (D6)
Khối lượng = 0.0007854 x 6 x 6 x 7.85 = 0.222 (kg/m)
Cách 2: Cách tính khối lượng thép tròn đặc số 2
KHỐI LƯỢNG = R2/40.5
Ví dụ: Sắt phi 8 (OD8 > R = 4)
Khối lượng = 42 / 40.5 = 16/40.5 = 0.395 (kg/m)
Cách 3: Cách tính khối lượng thép tròn đặc số 3
KHỐI LƯỢNG = R2 x 0.02466
Ví dụ: Sắt phi 10 (OD10 > R = 5)
Khối lượng = 52 x 0.02466 = 0.617 (kg/m)
Cách 4: Công thức tính trọng lượng thép tròn đặc số 4
KHỐI LƯỢNG = OD2 x 0.00617
Ví dụ: Sắt phi 12 (D12)
Khối lượng = 122 x 0.00617 = 0.888 (kg/m)
Cách 5: Công thức tính thép tròn trơn số 5
KHỐI LƯỢNG = OD2 / 162
Ví dụ: sắt phi 14( D14)
Khối lượng = 142 /162 = 1.21
Bảng trọng lượng thép tròn đặc


Cách tính trọng lượng thép ống tròn:
Công thức: m = 3.14 x T x (do – T) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
- m: trọng lượng thép (kg)
- T: độ dày của thép (mm)
- L: chiều dài thép (mm)
- do: đường kính ngoài của ống thép


Cách tính trọng lượng riêng thép hộp – vuông:
Công thức: m= (4 x T x a – 4T2) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
- m: trọng lượng thép (kg)
- T: Độ dày (mm)
- L: Chiều dài ống thép (mm)
- a: chiều dài cạnh (mm)
Cách tính trọng lượng thép hình hộp – chữ nhật:
Công thức: m = [2 x T x (a1 + a2) – 4T2] x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
- m: trọng lượng riêng thép (kg)
- T: độ dày của thép (mm)
- L: chiều dài thép (mm)
- a1: chiều dài cạnh thứ nhất
- a2: chiều dài cạnh thứ hai


Công thức tính trọng lượng riêng của thép tấm
Trọng lương thép tấm(kg) = Độ dày (mm) x Chiều rộng (mm) x Chiều dài (mm) x 7.85 (g/cm3).
Công thức tính trọng lượng thanh lập
Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:
- T: Độ dày thanh thép
- W: Độ rộng thanh thép
- L: Chiều dài thanh thép
Công thức tính trọng lượng cây thép đặc vuông
Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x W(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:
- W: Độ rộng thép
- L: Chiều dài thép
Công thức tính trọng lượng thép đặc hình lục lăng
Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x 7.85 x L(m)
Trong đó:
- I.D: đường kính trong
- L: chiều dài
Bảng tính trọng lượng các loại thép hình
Thép hình I


Thép hình H


Thép chữ L


Xem thêm:
Bảng trọng lượng sắt thép xây dựng đã được quy đổi:
Bạn có thể tham khảo bảng trọng lượng thép xây dựng đã được quy đổi dưới đây:
STT | Thép cây | ĐVT | Chiều dài | Trọng lượng quy đổi |
1 | Thép cây phi 10 | Cây | 11,7 | 7,21 |
2 | Thép cây phi 12 | Cây | 11,7 | 10,39 |
3 | Thép cây phi 14 | Cây | 11,7 | 14,16 |
4 | Thép cây phi 16 | Cây | 11,7 | 18,49 |
5 | Thép cây phi 18 | Cây | 11,7 | 23,40 |
6 | Thép cây phi 20 | Cây | 11,7 | 28,90 |
7 | Thép cây phi 12 | Cây | 11,7 | 34,87 |
8 | Thép cây phi 15 | Cây | 11,7 | 45,05 |
9 | Thép cây phi 18 | Cây | 11,7 | 56.63 |
10 | Thép cây phi 32 | Cây | 11,7 | 73.83 |
Công thức tính trọng lượng của thép, thép không gỉ (inox)
Bạn có thể tham khảo công thức tính trọng lượng của thép, thép không gỉ (inox) dưới đây:
STT | ||
1 | Viết tắt | T: Dày; W: Rộng; L: Dài;A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2; I.D: Đường kính trong; O.D: Đường kính ngoài; |
2 | Tấm | Trọng lương(kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm)x Tỷ trọng(g/cm3) |
3 | Ống tròn | Trọng lượng(kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x Tỷ trọng(g/cm3) x L(mm) |
4 | Ống vuông | Trọng lượng(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m) |
5 | Ống chữ nhật | Trọng lượng(kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m) |
6 | Thanh la (lập là) | Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m) |
7 | Cây đặc tròn (láp) Dây | Trọng lượng(kg) = 0.0007854 x O.D(mm) x O.D(mm)x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m) |
8 | Cây đặc vuông(láp vuông) | Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x W(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m) |
9 | Cây đặc lục giác (thanh lục lăng) | Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m) |
Xem thêm:
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức tính khối lượng thép cũng như cách tính và bảng trọng lượng các loại thép phổ biến nhất hiện nay.
Nếu bạn không muốn tính một cách thủ công thì có thể sử dụng một số Phần mềm tính khối lượng thép tấm nhanh chóng, đang được rất nhiều người sử dụng.
Bạn muốn hướng dẫn sử dụng phần mềm tính khối lượng thép thì vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.